Kỹ thuật chạy bộ cho người mới bắt đầu

12/07/2020 - 1085

Trong những môn thể thao rèn luyện thể chất thì chạy bộ được rất nhiều người yêu thích. Với những người yêu chạy bộ thì việc tập chạy bộ không thể thiếu trong ngày. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu tập chạy bộ sẽ gặp một chút khó khăn khi mới bắt đầu. Sau đây là một vài kỹ thuật chạy bộ cần lưu ý cho những người mới bắt đầu. Cùng huychuongchaybo.com theo dõi nhé!

Kỹ thuật chạy bộ cho người mới bắt đầu

 

1. Mắt nhìn thẳng

Trong quá trình tập chạy bộ, bạn chú ý phần đầu luôn ngẩng cao và mắt thì luôn nhìn thẳng về phía trước để giữ cho cổ luôn thẳng, tuyệt đối không nên cúi mặt xuống đất nhé!

2. Chỉnh tư thế đúng cách trong quá trình tập chạy bộ

Một tư thế chạy chuẩn bạn cần chú ý thả lỏng cơ thể, trọng tâm cơ thể hơi nghiêng về phía trước nhưng phần cổ và đầu vẫn thẳng về phía trước, phần vai mềm và lưng luôn thẳng.

Lưng không quá ngả về phía trước hay khòm lưng quá nhiều gây mất cân đối trong quá trình chạy

Tuyệt đối không rụt phần cổ làm cản trở trong quá trình thở, hơn nữa sẽ tác động đến dáng người của bạn xấu đi. Một phần nữa bạn cần chú ý ở phần lưng, không quá ngả về phía trước hay khòm lưng quá nhiều gây mất cân đối trong quá trình chạy. 

3. Cách để tay trong quá trình tập chạy 

Một lỗi thường gặp nhất khi mới bắt đầu tập chạy đó là phần tay thường đánh quá mạnh hoặc giữ quá cứng sẽ làm cho tay nhanh mỏi phần cánh tay, phần vai và cổ, gây mất nhiều sức. 

Vì vậy, để tập chạy bộ đúng cách, phần tay bạn không nên để quá cao hoặc gồng mà nên thả lỏng phần cánh tay, bàn tay, cánh tay nên để ngang thắt lưng và gập tay một góc 90 độ vừa điều chỉnh được dáng chạy đẹp, vừa giúp đỡ bị mất sức trong quá trình tập luyện.

Cánh tay nên để ngang thắt lưng và gập tay một góc 90 độ 

5. Tiếp đất đúng cách khi chạy

Khi chạy đường trường, ban tránh tiếp xúc mặt đất bằng phần mũi chân hay gót chân. Bởi vì, nếu bạn tiếp xúc bằng mũi chân, tức các đầu ngón chân sẽ chịu một sức ép nhất định, dễ gây tổn thương và chính điều này cũng khiến cho phần cơ ở bắp chân bị căng cứng, gây mỏi và dễ bị chuột rút, nó còn gây đau ở phần ống chân (hay gọi là ống đồng).

Tiếp đất phần bàn chân đúng cách tránh tổn thương

Trường hợp bạn tiếp xúc mặt đất bằng gót chân thì bắt buộc bạn phải bước dài hơn, việc này không giúp bạn chạy nhanh hơn mà áp lực lại dồn lên phần đầu gối dễ gây ra những chấn thương đáng tiếc. 

Chạy đúng cách bạn nên tiếp xúc phần giữa bàn chân đến mũi chân, đây là cách chạy để lấy đà tốt nhất, hạn chế gây mất sức và những sự cố không mong muốn.

6. Chạy bộ đúng cách bằng cách “bật” của chân

Khi chạy bạn hạn chế nhấc chân quá cao đầu gối, phần bàn chân nên nhấc vừa phải, việc chạy theo cách này sẽ giúp bạn hạn chế mất sức trong quá trình tập chạy bộ.

Khi chạy bạn hạn chế nhấc chân quá cao đầu gối

7. Sải chân bước không quá dài

Một lầm tưởng không ít bạn mắc phải đó là bước sải chân dài để rút ngắn thời gian chạy. Thực tế, khi chạy bước dài hơi thở dồn dập khiến tim đập nhanh mà  mạnh hơn để cung cấp đủ oxy lên não, khi bước ngắn nhưng nhanh với cùng tốc độ sẽ giảm sức ép lên tim giúp cho việc điều hòa hơi thở tốt hơn, nhịp tim cũng chậm hơn và còn hạn chế được những chấn thương khi chạy. Đây chính là tiền đề để bạn chạy tốt hơn vì vậy, cần phải chú ý luyện tập bước chân khi mới bắt đầu tập chạy.

Cần phải chú ý luyện tập bước chân khi mới bắt đầu tập chạy.

Trên đây là những lưu ý khi tập chạy bộ cho người mới bắt đầu, huychuongchaybo.com hy vọng rằng, bạn sẽ biết cách điều chỉnh trong quá trình luyện tập để có một sức khỏe dẻo dai và tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra. Chúc các bạn luyện tập thật hiệu quả và yêu chạy bộ nhiều hơn nữa vì một Việt Nam khỏe mạnh và thịnh vượng. 

Ms. Thúy
Ms. Hường